Khi người Hoa Kỳ mang thai [truyện hài]

Khi người Hoa Kỳ mang thai [truyện hài]

9:23:00 PM Add Comment
Sau khi biết vợ mang thai, john hannah vô cùng vui mừng. Anh muốn cho tất cả mọi người biết tin này nên lấy điện thoại của vợ nhắn tin: “Tôi đã có thai” gửi đi cho tất cả mọi người trong danh bạ. Được một lúc thấy mẹ vợ trả lời: “Sao nói là chồng không sinh được, con lại quan hệ với thằng nào?”.
Anh rể trả lời: “Cô tính xử lí thế nào?”.
Tiếp theo là bạn thân nhắn: Tao đã khuyên mày bao nhiêu lần rồi bảo đừng đi chơi bậy nữa mà mày không nghe tao, thế chồng mày biết chưa?
Tiếp theo một người bạn thân nhắn tin: “Chúng ta đã nửa năm không gặp nhau, cô đừng đổ lên đầu tôi”.
Đồng nghiệp nhắn: “Không phải chứ? Mới 2 ngày mà”.
Cấp trên trả lời: “Tôi cho cô 10 nghìn đô, cô nghỉ ngơi một thời gian đi”.
Khách hàng nhắn tin: “Được rồi, cô đừng hù dọa tôi, ngày mai cô tới nhà tôi, chúng ta sẽ kí hợp đồng”.
Một người lạ nhắn: “Cô li dị, chúng ta sẽ giữ đứa bé”.
Một người lạ khác nhắn: “Hôm đó còn có giám đốc, không phải cô tính nói là của tôi chứ?”.
Và một người lạ khác nhắn: “Đừng đùa chứ, tôi đã phẫu thuật triệt sản.
chong ngoai tinh khi vo mang thai, ngoai tinh

Vingroup khởi công nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch

8:55:00 PM 1 Comment
Nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) – Theo Báo Đất Việt
Ngày 28/8/2015, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công lắp đặt xây và xây dựng dự án nhà kính đầu tiên tại Vĩnh Phúc với tổng trị giá gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel. Đây là nhà kính lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.
Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá – củ – quả theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường.

Với quy mô lên tới 24.5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) – công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen, rau trên hệ thống NFT cải tiến và công nghệ trồng cây trên giá thể Cocopeat. Đây là dự án cung cấp công nghệ nhà kính đầu tiên của TAP cho một đối tác tại Việt Nam.


Bí quyết mua view cho video youtube hiệu quả – Bạn đã biết chưa ?

3:33:00 PM 3 Comments
Đây là bài viết trích từ blog: http://jbnguyen.net/
link trang web : www.seoclerk.com
Lý do tại sao cần mua view ?
– Video được đánh giá cao dễ lên top.
– Video thu hút khán giả hơn (Nếu video là 0 view thì không thu hút được khán giả).
– Dễ dàng Join vào các network mà không phải chờ đợi lâu.
Và sau đây là điều bạn cần biết khi mua view  :

1, Mua view ở đâu ?

Có rất nhiều nơi bán view trên mạng như từ những người chuyên bán view trong các nhóm kiếm tiền Youtube trên Facebook , các trang web mua bán view .
Bản thân mình thì xưa nay mình toàn mua ở SEOCLERK (www.seoclerk.com)vì đối với mình view ở đây giá rẻ hơn so với FIVERR  bạn cũng có thẻ mua ở Fiverr nhưng ở SEOCLERK thì giá rẻ hơn rất nhiều vì ở đây họ cạnh tranh dịch vụ cao nên phải bán giá rẻ , tuy rẻ nhưng chất lượng khá tốt mình đã mua rất nhiều rồi.
Một trang mua bán view tự động nữa mà mình cũng thường xuyên mua đó là QQTUBE view ở đây rất nhanh và tự động giá cũng rẻ gần như  trên SEOCLERK mình không hướng dẫn mua view ở đây vì cách mua ở QQTUBE khá là dễ chỉ cần có tài khoản là được.

Bài này mình hướng dẫn bạn mua view , sau này bạn còn có thể mua các dịch vụ khác trên Seoclerk như mua backlink , mua bài viết tiếng anh nếu làm niche site , dịch vụ tăng like , follow , subscribe , dịch vụ thiết kế logo , đồ họa , dịch vụ về marketing online : traffic , tool , theme , plugin , …..

Dinh dưỡng cho vườn cây ăn trái trong mùa nắng

9:20:00 PM Add Comment
Ở thời điểm hiện tại, các tỉnh thành phía Nam đang bước vào cao điểm của mùa khô. Đây cũng là thời điểm có nhiều loại cây ăn trái ở khu vực ĐBSCL như chôm chôm, sầu riêng, cam, quýt... bắt đầu ra hoa và đậu trái. Do đây là giai đoạn rất nhạy cảm của các vườn cây ăn trái nên nhà vườn phải có chế độ chăm sóc hợp lý, để cây đủ sức chống chịu với những điều kiện bất lợi của thời tiết, đảm bảo năng suất và chất lượng...

Xem video chương trình "Bạn nhà nông: Dinh dưỡng cho vườn cây ăn trái trong mùa nắng (Phần 1)" được thực hiện bởi Đài PTTH Vĩnh Long:
Phần 1

Phần 2



Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh

10:22:00 AM 1 Comment
Thủy canh là cách trồng rau sạch không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Cách trồng rau sạch bằng kỹ thuật thủy canh

Hình ảnh: Rau cải được trồng theo kỹ thuật thủy canh
Thủy canh - phương pháp trồng rau sạch tại nhà đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể áp dụng, đồng thời cũng được coi như một thú tiêu khiển, và cũng là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em


                    Video hướng dẫn

ƯU ĐIỂM TRỒNG RAU THEO KỸ THUẬT THỦY CANH

  1. Không phải làm đất, không có cỏ dại.
  2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
  3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
  4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
  5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
  6. Người già yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
  7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỒNG RAU THỦY CANH

Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
  • Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
  • Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
  • Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
  • Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG RAU THỦY CANH

Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ
  • Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
  • Chất dinh dưỡng
  • Rọ nhựa gieo hột
  • Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
  • Xơ dừa, tro trấu
  • Bình phun nước
Các bước thực hiện
  1. Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
  2. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
  3. Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
  4. Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
  5. Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
  6. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
  7. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
  8. Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nắp hộp lên thùng
Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa

4:55:00 PM Add Comment
Rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ mùa. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội (Sở NN- PTNT Hà Nội) xin giới thiệu đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ 
Ổ trứng rầy nâu và triệu chứng gây hại trên lúa.
Đặc điểm gây hại Lúa thời kỳ đẻ nhánh nếu bị hại thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết. Lúa thời kỳ làm đòng, trỗ bông nếu bị rầy gây hại với mật độ cao, làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông. Khi lúa bị gây hại đồng thời tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập làm cây thối nhũn, đổ rạp có thể lan rộng ra cả ruộng, cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời. Hình thái Rầy trưởng thành có 2 dạng là cánh ngắn và cánh dài. Con cái dạng cánh dài có chiều dài khoảng 4,5 - 5 mm, con đực dài khoảng 3,6 - 4 mm. Trứng có dạng quả chuối tiêu, xếp thành hàng, nằm sát nhau theo kiểu úp thìa đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài của bẹ lá, trứng mới đẻ có màu trắng, gần nở có màu vàng xám. Rầy non có 5 tuổi, rất linh hoạt, tuổi 2 - 3 trở lên có màu nâu vàng, trưởng thành có màu nâu tối. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại Rầy trưởng thành thường tập trung thành từng đám ở thân cây lúa phía dưới khóm, khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác. Ban ngày rầy trưởng thành ít hoạt động trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân và lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân cây đã cứng khô thì ban ngày rầy tập trung phía trên cây hoặc gần chỗ non, mềm của cuống bông để hút nhựa. Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều. Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều. Rầy dạng cánh ngắn có tuổi sống dài, tỷ lệ đực cái cao, số lượng rầy đẻ trứng cao hơn cánh dài. Do đó khi tỷ lệ cánh ngắn nhiều thì có khả năng phát sinh thành dịch. Một năm phát sinh từ 6 - 7 lứa, trong đó có hai lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ đó là lứa rầy phá hại vào tháng 4 - 5 với lúa vụ xuân và tháng 8 - 9 với lúa vụ mùa. Biện pháp phòng trừ Để hạn chế tác hại của rầy, cần áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên đồng ruộng. Sử dụng giống kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, cấy thưa 25 - 35 khóm/m2, bón phân NPK cân đối. Ngoài ra, cần bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài ký sinh thiên địch như tạo nơi cư trú, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa. Khi mật độ rầy khoảng 50 - 60 con/khóm, tương đương 1.500 con/m2 trở lên thì sử dụng thuốc đặc hiệu để phun trừ. Nếu mật độ cao cần phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày. Sử sụng một số loại thuốc có hoạt chất như: - Hoạt chất Buprofezin: Thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng, tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp Chitin cản trở quá trình lột xác của rầy non làm rầy non bị chết, thuốc không diệt được rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của rầy, thuốc có thời gian duy trì hiệu lực kéo dài.  Các tên thương mại là thuốc Butyl 10WP, Butyl 400SC, Encofezin 10WP... thường sử dụng cho giai đoạn rầy non mới nở, rầy tuổi nhỏ. - Hoạt chất Thiamethoxam: Thuộc nhóm Neonicotinoid có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh và có tính hướng ngọn, thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành. Các tên thương mại: Actara 25WDG, Amira 25WDG, Vithoxam 350SC... thường sử dụng phun ở thời kỳ sau trỗ, khi rầy phát sinh mật độ cao, rầy non và rầy trưởng thành nhiều. Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì của nhà SX. Phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm là thời điểm thích hợp. Khi lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào lúc chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa. Những ruộng lúa cao cây, ruộng lúa tốt, ruộng ở giai đoạn trỗ đòng trở đi, nên rẽ lúa thành các băng rộng khoảng 1 - 1,5 m, phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng từ 2 - 3 cm để đạt hiệu quả trừ rầy cao.
Nguồn: http://nongnghiep.vn/

Nhà nông trẻ vươn lên làm giàu

4:51:00 PM 1 Comment
Anh  Hồng
Là một người nông dân trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hồng – Thôn Ngọc An – xã Kim Bình – Thành phố Phủ Lý (Hà Nam) đã từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp điện và Trung cấp thú y anh đã xin vào làm công nhân tại Nhà máy gạch tuynel huyện Kim Bảng. Sau 5 năm làm việc tại nhà máy anh nhận thấy không thể phát triển được tại môi trường này vì vậy anh đã xin nghỉ.

Lúc này còn chưa biết làm gì để cải thiện cuộc sống, anh đã theo một số người bạn đi thăm quan, tìm hiểu những mô hình làm kinh tế giỏi tại các địa phương lân cận. Sau đó anh về bàn bạc cùng gia đình phát triển kinh tế theo hướng trang trại VAC.

Được sự ủng hộ của gia đình và đặc biệt sau khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình sản xuất đa canh, năm 2010 anh đã mạnh dạn nhận thầu với địa phương  khu ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả và dồn đổi đất của gia đình với tổng diện tích là trên 4 ha để cải tạo thành ao nuôi cá kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm.

Với số vốn đầu tư ban đầu là trên 2 tỷ đồng, chỉ sau hơn 3 năm xây dựng và phát triển hiện tại trang trại của anh đã có quy mô và khoa học trong bố trí, năm 2014 trừ chi phí cho thu nhập khoảng trên 300 triệu đồng.

Trang trại của anh thường xuyên nuôi từ gần 1 vạn con vịt trong đó vịt đẻ là 3000 con; diện tích nuôi cá là 2,5 ha anh nuôi chủ yếu là những loại cá dân dụng như: Trắm, trôi, mè, chép mỗi năm cho thu 2 lứa. Anh có 2 trại gà đẻ trứng với diện tích 1500m2 , số lượng gần 1 vạn con, được bố trí khép kín, có hệ thống nước uống và máng chia thức ăn tự động, điện chiếu sáng, quạt thông gió hiện đại.  Ngoài ra, anh còn trồng một số loại cây ăn quả như: Nhãn muộn Hương Chi 400 – 500 cây, chanh đào 1500 cây, đu đủ 500 cây, hiện cũng đã bắt đầu cho thu hoạch.

Với kiến thức sẵn có của nghề chăn nuôi thú y và việc áp dụng mô hình khép kín và kết hợp với nuôi cá trong chăn nuôi đã giúp gia đình anh tránh và hạn chế được dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bằng quyết tâm, nghị lực và sự cần cù, sáng tạo trong sản xuất, biết vượt qua khó khăn, nhạy bén trong cách nghĩ, cách làm để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gia đình anh đã xây dựng được mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là ủy viên Ban chấp hành Hội Nông dân xã Kim Bình anh tích cực tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương tới hội viên, nông dân và hướng dẫn bà con về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi góp phần nhân rộng và phát triển ngày càng nhiều mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ ở địa phương.

Đặc biệt anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 – 7 lao động với mức lương ổn định từ 3.000.000 – 5.000.000đồng/người/tháng. Anh được Hội Nông dân Thành phố Phủ Lý khen thưởng và suy tôn đi dự  Hội nghị tuyên dương nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 – 2015 tại Hội nông dân tỉnh Hà Nam.


Nguồn: Cổng ĐT HND

Bộ Ảnh Chế Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

4:48:00 PM Add Comment
Những ngày gần đây cư dân mạng đang xôn xao về bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh“. Bộ phim thu hút nhiều lược xem nhất trong vài tháng trở lại đây với những hình ảnh và ký ước về tuổi thơ, chính điểm này khiên cho bộ phim được yêu thích hơn. cùng nhà nông trẻ chiêm ngưỡng bộ ảnh chế độc đáo dưới đây nhé!














Mô hình nuôi lươn không cần bùn

10:22:00 PM Add Comment

Mô hình nuôi lươn không cần bùn

Tuesday, October 6, 2015

Hướng dẫn Trồng Rau Ăn Quả Thủy Canh Bằng Thùng Xốp

9:47:00 PM 1 Comment
Bên cạnh những hệ thống quy mô và chuyên nghiệp như những thiết kế sẵn có của công ty, hiện nay thủy canh trở nên đơn giản hơn với việc canh tác bằng thùng xốp. Không cần tốn nhiều chi phí, chỉ với một thùng xốp bạn có thể dễ dàng thực hiện trồng cây thủy canh, biến thùng xốp đơn thuần thành một mảng vườn trong nhà ngoài rau ăn lá còn có rau lấy quả như mướp, dưa leo, khổ qua, ớt, cà chua,…
HƯỚNG DẪN TRỒNG:
1. Các vật tư chuẩn bị:
+  Khay trồng: Thùng xốp kích thước 60x40x34, phủ đen bằng nilong nông nghiệp bên trong.
Tấm trồng: Nắp đậy thùng xốp khoan lỗ vừa với rọ trồng , khoảng 3 lỗ trồng
+ Rọ trồng
+  Tấm lót và bấc hút
+ Giá thể trồng ( sơ dừa+ perlit)
+  Hạt giống rau lấy quả
+  Dinh dưỡng HYDRO BEE
+  Máy sục khí

Ghi chú: Nếu không có thời gian tạo bộ trồng thủy canh bạn có thể đặt hàng hoặc mua bộ thủy canh có sẵn

2.Các bước chuẩn bị bộ trồng theo hình sau.
            1. Khoan lỗ trên nắp thùng. Chọn rọ trồng 10 cm, khoan lỗ 90.



            2. Bọc phía trong thùng bằng màng phủ tạo độ  bền trong thùng xốp.




            3. Sử dụng vải carton dày để lót rọ trồng và tạo bất hút nước.




            4. Cho giá thể vào rọ, trồng cây  giống vào rọ trồng. Ngâm  toàn bộ  rọ trồng đã có cây giống  vào nước, làm cho giá thể và bất hút ước hoàn toàn .




            5. Sử dụng máy sục khí hòa tan oxi vào nước tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phát              triển của cây. Để máy sục 24/24 cây sẽ phát triển tốt nhất.








3. Cách pha dinh dưỡng:
·         Giai đoạn trước khi ra hoa:
Pha 30ml dung dịch HYDRO BEE part A và 30 ml dung dịch HYDRO BEE part B đậm đặc pha với 10 lít nước thành dung dịch để trồng
Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến chạm đáy rọ.
Đậy tấm trồng vào khay trồng cho các rọ đã có cây con vào khay trồng.
·         Giai đoạn ra hoa: Tỉ lệ pha dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại cây trồng
STT
Tên cây
Tỉ lệ pha cho giai đoạn cây bắt đầu ra hoa đến khi thu hoạch
1
Carrot, Củ cải đỏ, Ớt, Đậu Hà Lan
3ml Hydro Bee part A + 3ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước
2
 Dưa leo, khổ qua, Bầu, Bí  rợ, Bí ngồi, Mướp
4ml Hydro Bee part A + 4ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước
3
Ớt Đà Lạt, Dâu tây.
5ml Hydro Bee part A + 5ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước
4
Cà chua, cà tím
6ml Hydro Bee part A + 6ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước

4. Chăm sóc:
Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mở nắp khay, quan sát mực dung dịch dinh dưỡng trong khay để châm thêm. Chú ý tới vấn đề sâu bệnh trong quá trình phát triển của cây.
Chúc các bạn thành công!.
Nguồn: http://thuycanhhcm.blogspot.com

Cơ Bản Về Thủy Canh

9:39:00 PM Add Comment
(Nguồn: Internet)
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. các giá thể có thể là cát , trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite,...
      Kỹ thuật thủy canh là một trong những nghề làm vườn hiện đại, chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là chọn sử dụng nghững chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, tránh được sự phát triển của côn trùng, cỏ dại và các bệnh tật từ đất.
 THỦY CANH - ECOHYS:
- Giải quyết những vấn đề tồn tại của mô hình Thổ canh truyền thống
- Mọi gia đình có thể trồng và sử dụng rau an toàn với giá thành vừa phải
- Áp dụng linh hoạt cho mọi không gian
- Sản xuất rau với thời gian thu hoạch ngắn với chất lượng cao
- Hệ thống hoàn toàn tự động hoặc bán tự động, không mất nhiều thời gian chăm sóc
- Trang trí sân vườn, ban công, cửa sổ, cải thiện môi trường sống
- Không cần đất, đảm bảo vệ sinh, tạo cảnh quan sinh thái và góp phần điều hòa vi khí hậu

  Công nghệ thủy canh (hydroponics)

Cây trồng bám rễ vào đất. Không có đất cây… chết chắc. Thế nhưng, nếu không kể phần nước “uống” thì cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất để “ăn”, 95% chất dinh dưỡng còn lại thì “nhà máy cây” tự sản xuất (quang hợp) và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để cây dùng từ từ. Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để cây trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Khi đó ta hoàn toàn có thể trồng cây không cần đất. Công nghệ này gọi là hydroponics.
Hydroponics là kỹ thuật trồng thực vật trong dung dịch dinh dưỡng, thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.

Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất.
co ban hydro 1

Các hệ thống hydroponics cơ bản

Các hệ thống hydroponics đều gồm các phần chính: khay trồng chứa cây con và giá thể (dùng những chất như xơ dừa, cát, sỏi, trấu, than bùn, len đá (rockwool), đá bọt nham trân châu (perlite)…thay cho đất trong cách trồng thông thường ); dung dịch dinh dưỡng và các máy bơm điều khiển.  Trong phương thức nuôi trồng hydroponis, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của thực vật có thể được cung cấp qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ và dung dịch dinh dưỡng hoặc gián tiếp qua các giá thể.

Sau đây là  6 hệ thống hydroponis cơ bản, đi từ đơn giản đến phức tạp. Từ 6 hệ thống cơ bản này có thể biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau.

 Hệ thống dạng bấc (wick system):
 hệ thống dạng bấc cho đến nay là dạng hệ thống hydroponics đơn giản nhất. Đúng như tên gọi, bí quyết của hệ thống này nằm ở chỗ sợi bấc. Đặt một đầu của sợi bấc hút sao cho chạm vào phần rễ cây. Đầu kia của bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng. Sợi bấc này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch dinh dưỡng lên cung cấp cho rễ cây (tương tự như sợi bấc trong đèn dầu, hút dầu lên để duy trì sự cháy). Như vậy cây sẽ có đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển.
wick systemHệ thống thủy canh (water culture): thủy canh là hệ thống thường được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát triển mạnh khi gặp nước. Phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo xốp như styrofoam và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần có 1 máy bơm bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ.Hệ thống hydroponics dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học. Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác.

water culture Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system): không giống như hệ thống thủy canh ở trên, phần rễ cây luôn chìm trong nước chỉ thích hợp cho 1 số ít cây trồng. Hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơm điều khiển để có thể bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ đã được định sẵn. Như vậy rễ cây sẽ có những lúc không ngập trong nước để “thở” một cách tự nhiên, tránh bị ngộp. Hệ thống này có thể dùng để trồng cà chua, khoai tây.

ebb and flowHệ thống nhỏ giọt (Drip systems): hệ thống nhỏ giọt là loại hệ thống hydroponics được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Máy bơm sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng bởi những đường ống nhỏ giọt theo định kỳ. Dung dịch dinh dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng. Như vậy, hệ thống này sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị hao phí. Hệ thống này có thể dùng để trồng cây thảo mộc và các loại hoa.

drip system Hệ thống “màng dinh dưỡng” NFT (Nutrient Film Technique): trong hệ thống màng dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào khay trồng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng. Thường thì trong hệ thống màng dinh dưỡng không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại.

NFT Khí canh (Aeroponics): là hệ thống hydroponics dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở. 

AeroponicsCông thức pha chế dung dịch dinh dưỡng
Trong kỹ thuật hydroponics, vấn đề khó khăn nhất là tạo một dung dịch dinh dưỡng ổn định phù hợp với cây trồng. Về cơ bản, dung dịch dinh dưỡng gồm các thành phần như các muối nitrat, canxi phosphat Ca3(PO3)2, magie sulfat MgSO4… Thêm vào đó là một số nguyên tố vi lượng như mangan sulfat MnSO4, đồng sulfat CuSO4, acid boric H3BO3... Nước là thành phần cuối cùng được cho vào dung dịch với hàm lượng gấp khoảng 500 lần lượng hóa chất. Dung dịch này được hòa tan và bảo quản kín để sử dụng dần.

Công nghệ hydroponics dưới góc nhìn sáng chế

Từ năm 1966 đến nay (tháng 9/2009) có trên 500 sáng chế về kỹ thuật hydroponics. Nhật Bản là nước vượt lên dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế, chiếm 47%. Theo sau đó là Hàn Quốc với 103 sáng chế, chiếm 19%, Mỹ với 46 sáng chế, chiếm 9%...
co ban hydro 3
Ứng dụng hydroponics trên thế giới và ở Việt Nam
Tại triển lãm quốc tế tổ chức ở Tsukuba, Nhật Bản vào năm 1985, cây cà chua khổng lồ trồng theo kỹ thuật hydroponics của GS. KeiMori (Ðại học Tổng hợp Kelo, Tokyo) đã được giới thiệu. Sau 6 tháng trồng trong môi trường dinh dưỡng và chiếu sáng nhân tạo, đường kính tán cây cà chua này đã lên đến 10m và cho đến 10.000 quả cà chua. Ngoài ra, giáo sư KeiMori cũng ứng dụng kỹ thuật hydroponics trồng nhiều loại cây khác nhau, thu hoạch được 3.300 quả trên một gốc dưa chuột, 90 quả trên một gốc dưa hấu.

Ở quy mô rộng hơn, Thụy Sỹ đã thu hoạch được khoảng 720-840 củ cải đường trên 1m2 trồng không đất. Ở Nga, ứng dụng trồng cỏ theo kỹ thuật hydroponics, trên 14,4m2 đã thu hoạch cỏ tương đương với 3-3,5 ha đồng cỏ tự nhiên (khoảng 100-120 tấn cỏ tươi), và năng suất cà chua có thể đạt đến 250 tấn quả/ha. Nhà kính trồng rau áp dụng kỹ thuật hydroponics của tập đoàn Eurofresh ở bang Arizona được xem là có quy mô lớn nhất nước Mỹ. Mỗi năm trang trại rộng 110 héc-ta ở đây sản xuất hơn 90.000 tấn cà chua.

Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm 1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách... trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu. Rau xà lách có thể trồng quanh năm (canh tác với đất: 2 vụ /năm). Dưa chuột, trồng theo cách truyền thống được 2 vụ /năm, kỹ thuật hydroponics được 4 vụ /năm; chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 - 5 lần so với canh tác cũ. Thành tựu này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện hoàn thiện để chuyển giao cho các cơ sở trồng rau sạch.

Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics trong nông nghiệp đô thị. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn xây dựng xong tại huyện Củ Chi. Công nghệ hydroponics là 1 trong 5 loại hình công nghệ được áp dụng tại khu nông nghiệp công nghệ cao này. Bước đầu đã cho ra những sản phẩm xà lách, cà chua, dưa leo… hoàn toàn “xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên vẫn chưa thể cạnh tranh với thị trường truyền thống.

Cây sống không cần đất. Ðiều kỳ diệu ấy sẽ là cơ hội với một nước 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam.


Read more: http://nhanongtre.blogspot.com/2015/10/co-ban-ve-thuy-canh.html#ixzz3oMfS8dyn