Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 6

8:55:00 PM Add Comment

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 6

Thử thách của bạn là thành thực với chính mình
NHỮNG CÁI ÔM
Những cái ôm thân thiết có lợi cho sức khỏe! Chúng ta cần được âu yếm thường xuyên. Nhưng đôi khi chúng ta sợ người khác phản đối, vì thế chúng ta chỉ âu yếm trẻ con và chó. Ít nhất là chúng ta tin rằng nó sẽ không nói với ta: “Bỏ tay ra khỏi tôi, người đâu mà kỳ cục”.
Nhà tâm lý học Harold Falk nói: “Cái ôm có thể giải tỏa sự chán nản, làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động. Những cái ôm thở hơi thở mới vào cơ thể rã rời của bạn, làm cho bạn cảm thấy trẻ và tràn đầy sức sống hơn”.
Tiến sĩ Bresler ở trung tâm y tế U.C.L.A còn kê toa – “Hãy ôm người bạn thương yêu vào buổi sáng, buổi trưa buổi tối và trước khi đi ngủ rồi bạn sẽ thấy khỏe hơn”.
Trong quyển sách “Niềm vui của sự âu yếm”, Helen Colton giải thích rằng Hemoglobin trong máu bạn sẽ tăng lên khi bạn được âu yếm. Đó chính là công cụ mang những dưỡng chất chính của ôxy cho não, cho tim và đi khắp cơ thể. Việc âu yếm, đụng chạm nhau ngày càng được xem là quan trọng và cần thiết.
Dĩ nhiên, người khác có thể nói: “Tôi không phải loại thích thể hiện tình cảm”. Nhưng anh ta có thể học để trở thành người chịu biểu hiện tình cảm. Bạn không cần phải ôm tất cả mọi người, nhưng ít nhất cũng nên bày tỏ với người bạn yêu thương nhất.
PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC
Khi người ta nói về một tình bạn lý tưởng thì người ta luôn nói đến khái niệm “chấp nhận” và “không phán xét”, chẳng hạn: “anh ta không bao giờ phán xét tôi…” Họ nói: “Tôi trở nên gần gũi hơn với người khác khi họ không phán xét và phê bình tôi”. Và dĩ nhiên, khi chê bai và phê bình người khác, chúng ta tạo ra khoảng cách với họ.
Fred có thể nói: “Nhưng tôi thông minh, tôi là dân trí thức. Tôi có đủ tư cách để phán xét người khác”. Có thể như thế nhưng cũng cần phải biết giới hạn. Sách của Lão Tử nói là bạn không cần phải phê bình người khác, chỉ cần ngưỡng mộ họ vì sự khác biệt độc đáo của họ – giống như bạn thưởng thức một đóa hoa hồng hay một bài hát. Bạn không cần phải phân tích, phê bình hay chia tách đóa hồng ra mà vẫn có thể thưởng thức nó cơ mà.
Không phê phán và sự bình an tâm hồn
Khi chúng ta thôi không phê phán người khác tức là chúng ta có được sự bình an tâm hồn bền vững hơn. Chúng ta thường nghe người khác phê bình lối sống của bạn bè họ như sau:
“Cô ta quá mập, nên thật khó coi khi mặc loại áo đó!”
“Anh ta thật ngốc khi cưới ả đó”.
“Frank không nên thu mình nữa, mà nên đi tìm việc làm!”.
Khi chúng ta phán xet người nào đó về việc sử dụng thời gian, tiêu phí tiền bạc hay sống như thế nào đó là chúng ta đã hủy hoại sự bình an tâm hồn của mình- chúng ta cho phép mình bị những điều như thế làm phiền bới vì chúng “nên thế này hay thế kia”. Bạn sẽ hạnh phúc hơn khi chấp nhận người khác đúng như bản chất của họ. Khi chúng ta bắt tay vào thay đổi người khác thì ta sẽ bị căng thẳng và họ cũng ghét chúng ta vì điều đó.
Luôn luôn có người lười nhác, người nghiện việc, người keo kiệt xa xỉ, người khoác lác, nghiện ngập, lưỡng tính, kẻ giàu, người nghèo, kẻ mập, người ốm và nhiều loại người hơn nữa trên hành tinh này, dù bạn có nghĩ về điều này bao lâu đi nữa. Nếu bạn linh hoạt và cứ để cho họ đúng là họ thì bạn sẽ không phải có những lúc căng thẳng không cần thiết. Sự bình an tâm hồn sẽ đến từ sự thay đổi thái độ, không phải từ hoàn cảnh. Và hãy tự hỏi: “Chúng ta là ai mà cứ luôn mồm phê phán việc làm của người khác”.
Tương tự, vì chúng ta học được nhiều từ sai lầm của mình nên chúng ta phải để cho người khác phạm những sai lầm của họ và học được kinh nghiệm từ đó, còn chúng ta nên tập trung cải thiện chính chúng ta!
Có ý kiến
Nguồn; Internet
Nhiều người trong chúng ta lớn lên và tin rằng những người thông minh thì nên có ý kiến về bất kỳ chuyện gì. “Việc này tốt, điều đó tồi tệ, chuyện đó kỳ quặc”. Báo chí có ý kiến, chính trị gia có ý kiến, những buổi phát sóng tin thời sự có ý kiến, hàng xóm có ý kiến – “Hãy quan tâm đến việc này” và “Phải lấy làm phẫn nộ vì việc đó”.
Không phải lúc nào cũng nên có ý kiến. Đôi khi không có ý kiến lại thích hợp hơn. Khi hàng xóm của bạn nói: “Anh không nghĩ Frank nên kiếm việc mà làm sao?”, bạn có thể nói: “Tôi nghĩ Frank sẽ làm điều anh ta thấy thích hợp”. Nếu bà ta nói: “Vợ của Frank mập vậy trông không kinh khủng sao?”, bạn chỉ cần tự nhủ: “Có thể cô ta học được điều gì đó khi phát phì như vậy”.

Dĩ nhiên đôi khi cần phải có ý kiến hay nhận định về người khác – chẳng hạn “Thư ký của tôi làm việc có được không?” “Kế toán của tôi có hoàn thành công việc không?” Nhưng có những trường hợp không có ích gì khi nhận xét này nọ.

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 5

8:54:00 PM Add Comment

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 5 

Nhiều khi người khác ngưỡng mộ bạn vì những điều bạn không nói

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI
Khiếu ăn nói của tôi là ở chỗ tôi không nói gì cả
Robert Benchley
Angela được chồng tặng một chiếc nhẫn kim cương. Cô rất xúc động. Đó là một khoảnh khắc lãng mạn. Cô nhìn sâu vào mắt anh và nói: “Anh yêu, nó đẹp lắm. Em rất thích! Em sẽ luôn giữ gìn nó như báu vật!” Trả lời cô anh ta nói: “Em nên giữ! Anh mất cả gia tài để mua đó!”
Ở trường hợp này nếu không nói gì thì có phải hay hơn không? Bạn có thể học được một trong những bài học quan trọng của cuộc sống khi bạn giữ im lặng. Nếu nhận xét của bạn không giải quyết được việc gì hay làm cho ai đó cảm thấy dễ chịu hơn thì hãy im lặng.

Có những điều người khác không muốn nghe!
Người khác không muốn nghe bạn than thở về chồng bạn, về chứng đau lưng hay nghẹt mũi hay chuyện nợ nần tiền bạc. Lần tới nếu bạn chuẩn bị phàn nàn về cái gì thì hãy tự hỏi. “Tại sao mình lại nói cho người ta nghe chuyện này?” Bạn cảm thấy thế nào nếu James Bond cứ phàn nàn về vũ khí của mình? Nếu siêu nhân mà khổ sở vì thời tiết thì có mất giá không? Chúng ta cũng vậy.

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 4

9:58:00 AM Add Comment

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 4 

Hãy nhớ là con người thích người khác tôn trọng kỳ vọng vào sức mạnh của họ. Họ cũng cần không gian riêng.

GIÁ TRỊ CỦA LỜI KHEN
Tất cả chúng ta đều cần lời khen và sự công nhận. Nghiên cứu tại nơi làm việc cho thấy nhu cầu về tiền bạc ở hàng thứ yếu trong nhu cầu của người làm việc. Những nhu cầu như “được công ty công nhận”, “khen ngợi khi làm được việc”, “được đóng góp cho công ty” là những nhu cầu trên cả tiền bạc.
Ngay cả người giàu có và nổi tiếng cũng muốn được người khác cho là mình đẹp và giỏi. Hãy theo dõi những cuộc phỏng vấn của các ngôi sao điện ảnh, thể thao, nhưng ông trùm kinh doanh thì bạn sẽ thấy họ cũng háo hức muốn được khen chẳng khác gì người bình thường.
Hãy tự hỏi mình: “Tôi có được người ta thường xuyên cho là đẹp, thông minh, duyên dáng, tài năng như tôi thường thích không?” Câu trả lời luôn là “không”. Tất cả mọi người trên hành tinh này đều như thế. Không bao giờ chúng ta thấy đủ.
Bạn tôi, Peter đem xe đến một tiệm sửa xe. Khi de xe và gara, anh ta cứ nài nỉ đòi gặp ông chủ tiệm. Người chủ tiệm đến, tưởng mình đã làm cái gì sai, nhưng Peter nói: “Tôi muốn gặp để nói riêng với ông là tôi chưa bao giờ thấy một tiệm sửa xe đẹp như thế này. Thật sạch sẽ và có tổ chức. Tôi thích đến đây và ông thật sự nên tự hào”.
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 3

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 3

9:57:00 AM Add Comment

Tập 2 - Chương 3

Người khác nghĩ gì về bạn đó không phải là nỗi lo của bạn.


KỲ VỌNG CỦA CHÚNG TA

BẠN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC NGƯỜI KHÁC ĐỐI XỬ VỚI BẠN THẾ NÀO?
     Nếu bạn không thích những gì mình co được thì hãy thay đổi việc bạn đang làm, bạn có quyền chọn lựa cách người khác đối xử với bạn. Thường thì chúng ta đổ lỗi cho người khác. Nếu không hợp tác được với ai hay quan hệ nào của bạn đổ vỡ thì chính bạn cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu ai đó đối xử tệ với bạn, bạn cũng có lỗi một nửa.
Hãy xem trường hợp của Helen.Cô bị chồng đối xử không ra gì. Cô than thở: “Tôi là người hầu cho chồng tôi, Brutus. Tôi chỉ nghe theo lệnh của anh ta. Anh ta không bao giờ giúp tôi trong công việc nhà, chúng tôi chỉ đến những nơi mà anh ta muốn. Brutus không bao giờ cho riêng tôi đồng nào. Hắn xem tôi như rác rưởi, chẳng thèm biết đến những việc tôi làm…” Helen là đối tượng quyết theo đến cùng việc mình đã làm. “Tôi đã làm gì để phải chịu thế này?”
Vì thế nếu bạn hỏi Helen: “Tại sao cô không phản ứng lại Brutus?” Helen sẽ nói: “Tôi đã thử một lần nhưng anh ta nổi xung lên và đập phá nhà cửa, vì thế tôi nhận ra là không đáng phải làm thế, tôi cứ làm theo những gì anh ta muốn cho rồi…”
Helen có thể không nhận ra rằng chính cô ta đã làm cho Brutus quen như thế. Tôi có thể cá với bạn, Brutus không ăn hiếp những người khác nhưng ai cho phép thì anh ta sẽ làm như thế. Cho đến nay, Helen đã chọn cái dễ làm nhất – không chịu trách nhiệm, tỏ ra yếu đuối, tắm trong sự thông cảm của bạn bè cô và đổ hết mọi cái cho Brutus, gã phàm phu. Nếu Helen thay đổi cách cư xử với chồng thì có thể thay đổi anh ta.

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 2

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 2

9:57:00 AM 1 Comment
Hạnh phúc là ở những sẻ chia bình dị…..
KHOẢNG CÁCH MÀ BẠN TẠO RA
Tát cả chúng ta đều gắn bó với nhau nhưng lại chết cô độc“.
Tiến sĩ Albert Schweitzer
Hãy xem lối sống của thời đại này, và cái cách chúng ta bảo vệ mình khỏi các những xâm phạm cá nhân không mong muốn. Nhiều người sống trong những căn hộ cao tầng chỉ gặp được hàng xóm mỗi tháng một lần trong hành lang. Những người khác sống ở ngoại ô, tường rào xung quanh có hệ thống bảo vệ. Ai cũng có điện thoại riêng có chó canh giữ ở cổng. chúng ta giảm thiểu phiền toái một cách có ý thức nhưng cũng giảm thiểu cả những niềm vui nữa.
Mỗi ngày ta bị kẹt xe 3 tiếng, nói chuyện với máy tính, không đi thăm viếng ai nữa mà gửi fax, email…
Siêu thị thay cho quán tạp hóa nhỏ. Ăn cơm tối trước tivi thay cho bữa ăn gia đình – thậm chí chỉ ăn bên tủ lạnh.
Chúng ta đi ra ngoài mang theo bộ mặt lạnh lùng. Đó là vũ khí để giữ khoảng cách cho bạn trong thang máy., trong siêu thị và trên tàu. Nó nói: “Tôi không biết anh, không có gì trong đầu tôi cả, đừng nói chuyện với tôi vì anh có thể là người lập dị”.
Chúng ta xem tivi 4 giờ một ngày, dù ai có mặt bên cạnh ta hay không, ta chỉ quan tâm đến cái được nói trên tivi. Rồi còn video, đài truyền thanh….
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 1

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 1

9:56:00 AM Add Comment
Là một “nửa kia” của ai đó chẳng có gì là tốt – bạn hãy là một chỉnh thể thống nhất.

AI CŨNG CÓ LÚC CĂNG THẲNG!
Ai cũng có lúc sợ cái gì đó.
Bạn có lúc nào sợ ai đó không? Nói cho đúng thì nhiều người dù có vẻ bình tĩnh, thoải mái, tự tin hay dạn dĩ lại đang sợ chết cứng.
Trong một bữa tiệc, bạn thấy một phụ nữ đứng một mình, thỉnh thoảng nhấp môi ly rượu. bạn nghĩ bụng: “Cô ta trông thật tự tin và thư giãn”. Nhưng nếu bạn đọc được suy nghĩ của cô ta, bạn có thể kinh ngạc… “Mọi người có thắc mắc tại sao ta đứng một mình không nhỉ? Nếu ta đẹp thì đã có một chàng người yêu. Ngực ta quá nhỏ… Ta ước gì được xinh đẹp như chị ta. Ta muốn vào phòng vệ sinh nhưng sợ mọi người sẽ nhìn ta…Nếu anh chàng đó mà đến bắt chuyện thì ta sẽ chết mất..!”
Chúng ta nhìn một doanh nhân giàu sụ và nói: “Ông ta thật tài giỏi!” Còn ông ta thì lo lắng về cái bụng và cái mũi đỏ của ông, ông lo là mình không nói chuyện được với đám con ông, đau khổ vì ông đang mất tiền và sẽ rụng hết tóc.
Đời thật là một trò đùa phải không bạn? Chúng ta nhìn người khác và đoán là họ thật hoàn thiện. Họ nhìn chúng ta và đoán là ta hết sức tài năng. Chúng ta sống trong nỗi e dè người khác trong khi họ cũng luôn ngại ngần khi đánh giá chúng ta.
Trong vài năm, tôi thực hiện những buổi hội thảo mà để bắt đầu, mọi người phải tự giới thiệu mình với nhau. Những lúc như vậy, tôi thấy những bác sỹ, giáo viên, người mẫu, doanh nhân, phụ huynh và thiếu niên…nhiều người thật khổ sở với việc phải nói chuyện trước đám đông đầy người, dù chỉ trong 30 giây. Và cái lý do cho nỗi sợ của họ là: “những người khác có thể cho là mình không giỏi“.
Phải nhớ là ai trong chúng ta cũng có lúc từng nghĩ “Mình không đủ giỏi!”. Không có ai lúc nào cũng tự tin.
Ngoài sự lo lắng, vì sợ nhau nên chúng ta hiểu lầm nhau. Giả sử bạn có một người hàng xóm không bao giờ nói chuyện với bạn nên bạn cũng chẳng thèm nói chuyện với anh ta. Bạn kết luận là anh ta không thân thiện. Khi gặp nhau giữa đường thì anh ta ngẩng lên trời ngắm mây còn bạn cúi xuống đếm sỏi trên vỉa hè.
Rồi thình lình một thời gian sau, bạn được giới thiệu với anh ta và hai người lập tức trở thành bạn.
Bạn e ngại không chào họ vì cho là họ không thích bạn. Còn họ không chào bạn vì nghĩ rằng bạn sẽ không chào lại.
Rất ít người có được sự tự tin mà họ thể hiện ra bên ngoài. Có thể khi soi gương đánh răng bạn không có vẻ gì là đáng ngại. Nhưng có khi bạn làm cho người ta cảm thấy sợ. bạn làm cho nhiều người căng thẳng. Vì thế nếu bạn mất ngủ một đêm vì sợ ai đó thì hãy bảo mình đừng sợ nữa. Và bất cứ khi nào bạn có ý định tẩy chay ai đó vì họ cứng đầu hay rối trí thì hãy nghĩ lại đi: có thể là người đó đang khiếp sợ.
ĐÚC KẾT: Ai cũng có những nỗi bất an riêng. Hãy tìm biết để cả hai đều không phải sống trong căng thẳng!