TỰ SẢN XUẤT PHÂN SINH HỌC

8:19:00 PM


(Nguồn: Internet)
Tôi rất mừng vì nông dân mình bây giờ đã sử dụng nhiều phân sinh học. Giảm bệnh tật, thân thiện môi trường, hơn hết bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân mình. Để hàng hóa chúng ta sản xuất được mọi thị trường khó tính nhất chấp nhận, đây là con đường lựa chọn đúng đắn nhất. Tuy nhiên nếu nông dân không biết làm giảm chi phí đầu vào. Thì đi theo con đường sinh học hoàn toàn không hề rẻ. Nay tôi xin chia sẻ một vài công thức sản xuất phân sinh học và cách dùng cho hiệu quả nhất. Chỉ mong muốn là nông dân mình sẽ bớt khổ. Không ai hiểu nông dân hơn chính họ. Và tôi cũng vậy.Để sản xuất phân sinh học rất đơn giản không hề khó như nhiều người nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu sau đây:Phuy có nắp đậy, nguyên liệu ủ và men ủ.Nguyên liệu ủ có thể dùng: Cá nước mặn hay ngọt đều được(không ướp muối) đầu ruột…, trùn quế, bánh dầu, đậu phộng, đậu nành, rong biển hoặc rong nước ngọt nhiều dinh dưỡng, trái cây chín như: chuối, thơm, bơ, mít, đu đủ, xoài, cóc… Có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp loại 2 loại 3 trong nông nghiệp để giảm chi phí. Với các phụ phẩm ít dinh dưỡng như bắp, thóc… thì bà con nên dùng ủ phân vi sinh hoặc phân chuồng sẽ tốt hơn.Men ủ: EM, trichoderma, Nanogro (liên hệ anh Phan Viết Phát 0975757859), Proti TKS,
protease, UPC, Biosun, vi sinh vật…Công thức ủ: Cá 1 tạ 1 phuy 1 lít EM, 1 viên Nanogro, 1 lít proti TKS 100, lít nước bỏ vào phuy đậy kín. Sau 30 ngày cá sẽ nát như tương mà không cần làm gì cả. Rất đơn giản phải không nào? Nếu muốn đều thì sau 15 ngày ủ nên đảo cho nó 1 lần. Cái quan trọng trong ủ phân không phải là phân giải. Vì vi sinh vật phân giải đạm và protein cao năng thành amino axit hiện nay trên thị trường rất nhiều. Thậm chí bản thân ruột cá nó đã có protease tự nhiên tự phân hủy. Cái mấu chốt trong quá trình sản xuất phân sinh học nó là làm cho ít mùi. Cách khử mùi cũng khá đơn giản. Các bạn chỉ việc cấy vi sinh vật có lợi vào trái cây nuôi cấy như nuôi cấy mẻ, nuôi giấm. Bằng các loại men ủ tôi nói bên trên. Sau đó bỏ vào phuy cá mẻ phân của bạn sẽ nhẹ mùi nhất.Với các nguyên liệu khác như bánh dầu, đậu phộng, đậu nành thì chỉ cần 50kg nguyên liệu thô 1 phuy. Ngâm cho trương lên sau đó mới cho men vào. Sẽ tốt hơn nếu xay ra. Nếu dùng đậu nguyên chất nó có một lớp vỏ bảo vệ tránh nấm và vi khuẩn xâm nhập, rất lâu hoai. Ủ nguyên hạt có khi 6 tháng vẫn trơ trơ. Y như đậu sống vậy. Nguyên liệu này phải cần thời gian lâu hơn. Do axit béo trong thực vật khó phân giải hơn đạm cá. Thời gian ủ tối thiểu là 2 -3 tháng tùy chất lượng men ủ.
Đậy kín buộc chặt tránh ruồi nhặng đẻ. Thỉnh thoảng đảo trộn cho chất lượng mẻ phân đồng đều.
Cách nhận biết chất lượng men ủ: Trên mặt sẽ có một lớp màng màu trắng. Nếu mạnh có thể thấy nó sủi bong bóng lên. Khi dùng ra vườn vi sinh vật và trichoderma hoạt động sẽ kéo tơ nhện 1 lớp màng mỏng.Cách sử dụng:Phun lá 1 lít phân sinh học hoàn thành 200 lít nước phun như phân bón lá. Sẽ tốt hơn nếu kết hợp phân bón lá ngoài thị trường và vi lượng chelate.Đổ gốc 2 lít 1 phuy kết hợp 2 kg NPK, axit humic nồng độ NSX (khi cần kích rễ) và vi lượng chelate. Tưới cho tiêu con 2 lít/ gốc. Tiêu tơ 5 lít/ gốc. Tiêu kinh doanh 8-10 lít/ gốc. Dùng khi đất đủ ẩm hoặc tưới theo sau khi đổ phân. Sau khi tưới phân sinh học bón cho nó 1 ít vi sinh cây sẽ phát nhìn giàn lá đẹp đi không nổi.Kết hợp với trichoderma, pseudomonas, EM, vi sinh vật… tưới ra vườn phòng bệnh cho cây.Dùng để ủ phân chuồng, phân xanh và các loại phân khác chung trichoderma, EM, và axit humic.Kết hợp thuốc trị tuyến trùng sẽ làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng thuốc.Có thể kết hợp với hầu hết các loại phân bón và thuốc dưỡng. Trừ thuốc trị nấm và vi khuẩn.Với những chia sẻ nhỏ nhoi đó mong rằng giúp ích được ít nhiều cho bà con. Tôi dùng phân sinh học rất nhiều. Vì nhà có điều kiện mà. ^^Chúc bà con thành công!
Nguyễn Minh Vịnh

Share this

Có thể bạn quan tâm

Bài Sau
« Prev Post
Bài trước
Next Post »