Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi | Tập 2 - Chương 2

9:57:00 AM
Hạnh phúc là ở những sẻ chia bình dị…..
KHOẢNG CÁCH MÀ BẠN TẠO RA
Tát cả chúng ta đều gắn bó với nhau nhưng lại chết cô độc“.
Tiến sĩ Albert Schweitzer
Hãy xem lối sống của thời đại này, và cái cách chúng ta bảo vệ mình khỏi các những xâm phạm cá nhân không mong muốn. Nhiều người sống trong những căn hộ cao tầng chỉ gặp được hàng xóm mỗi tháng một lần trong hành lang. Những người khác sống ở ngoại ô, tường rào xung quanh có hệ thống bảo vệ. Ai cũng có điện thoại riêng có chó canh giữ ở cổng. chúng ta giảm thiểu phiền toái một cách có ý thức nhưng cũng giảm thiểu cả những niềm vui nữa.
Mỗi ngày ta bị kẹt xe 3 tiếng, nói chuyện với máy tính, không đi thăm viếng ai nữa mà gửi fax, email…
Siêu thị thay cho quán tạp hóa nhỏ. Ăn cơm tối trước tivi thay cho bữa ăn gia đình – thậm chí chỉ ăn bên tủ lạnh.
Chúng ta đi ra ngoài mang theo bộ mặt lạnh lùng. Đó là vũ khí để giữ khoảng cách cho bạn trong thang máy., trong siêu thị và trên tàu. Nó nói: “Tôi không biết anh, không có gì trong đầu tôi cả, đừng nói chuyện với tôi vì anh có thể là người lập dị”.
Chúng ta xem tivi 4 giờ một ngày, dù ai có mặt bên cạnh ta hay không, ta chỉ quan tâm đến cái được nói trên tivi. Rồi còn video, đài truyền thanh….
Những cái này có tồi tệ không? Không, không cần thiết. Chúng tá sống trong thời hiện đại, rất sôi động, nhưng bạn cần hiểu điều gì đang xảy ra. Có nhiều áp lực kéo bạn ra xa mọi người. Nếu bạn muốn tiếp xúc cá nhân thì phải nỗ lực.
Chia sẻ kinh nghiệm làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào. Chia sẻ niềm vui những khoảnh khắc quý giá, những thử thách gian nan với người khác. Kinh nghiệm có được từ việc tiếp xúc với mọi người.
Nếu muốn hiện diện một cách đáng nhớ trên hành tinh này thì bạn phải chuẩn bị để đánh đổ những rào cản, nỗ lực để gặp gỡ và gần gũi với mọi người.
Có thể bạn từng nghe một người nào đó đã từng làm bố nói: “Tôi không dành nhiều thời gian cho con cái nhưng thời gian dành được cho chúng là thời gian rất chất lượng”.
Chất lượng thời gian chính là lượng thời gian. Nếu Johnny muốn đọc sách cho bạn nghe, muốn cùng bạn đi dạo hay cùng nằm trên cỏ ngắm mây bay với bạn, bạn không thể nói: “Hay ta đi dạo 2 phút thôi”. Phải dành đủ thời gian cần thiết cho bất kỳ việc gì.
Chúng ta phải suy nghĩ đến việc dành thời gian cho người thân và ưu tiên cho việc này. Công nghệ mới luôn cuốn chúng ta theo hướng khác.
THÔI KHÔNG CHƠI TRÒ CHƠI NỮA
Không ai có thể sống một mình dù có lúc chúng ta giả bộ là có thể. Chẳng có phần thưởng gì cho việc dành cả cuộc đời để chơi trò chơi: “Tôi không sao. Tôi không cần ai hết”.
Thật kỳ lạ nếu vì tự phụ mà Jane nói: “Tôi muốn gọi cho Bob nhưng không muôn anh ta nghĩ là tôi thích anh ta !” Bob nói: “Tôi mê Jane nhưng sẽ không bao giờ nói cho cô ấy biết điều đó!” Ai ở nhà nấy, họ kiêu hãnh nhưng cô đơn.
Không có gì xấu hổ trong chuyện công nhận ai đó hấp dẫn và thú vị. Ngay cả khi nếu họ không thích bạn thì vẫn không có gì đáng ngại. Nếu bạn thích người ta mà họ không thích bạn thì chẳng hại gì nếu bạn nói ra điều đó: “Này, tôi nghĩ anh rất tuyệt. Không cần biết anh nghĩ gì về tôi nhưng tôi thì cho là anh rất tuyệt”.
Niềm vui trong cuộc sống đến từ việc bày tỏ ý nghĩ của chúng ta, chấp nhận thử thách và vào cuộc. Không phải ai cũng sẽ thích bạn nhưng bạn cứ việc thích người bạn thích.
Jim mong cả tuần sẽ được gặp người yêu. Đêm thứ 5 cậu đánh bóng giày, mặc cái áo đẹp nhất và lái xe 15 cây số đến gặp cô và nói: “Xin chào, tôi có dịp đi ngang qua đây…”.
Jim à, hãy nói thật với cô ấy, nói là: “Tôi đã đợi cả tuần để được gặp cô. Thời gian trôi qua chậm quá, tôi không đợi được tôi hồi hộp quá. Tôi hát tình ca trên suốt đoạn đường”. Hãy nói với cô ấy là cậu gần như muốn ghé vào chỗ cô mấy chục lần rồi sợ nhưng sợ cô ấy cho rằng cậu “ngớ ngẩn”.
Thành thực kiểu này không mất bao nhiêu dũng khí và có vẻ con người hơn. Chúng ta nhìn thấy được bên trong của mình. Nó tạo dựng những mối quan hệ mới và làm sống dậy những quan hệ cũ.
Hãy cứ là chính mình và thật cởi mở.
Một bài hát có lời: “Những người biết cần người khác là những người may mắn nhất thế giới”. Chắc nó cũng muốn nói: “Những người cần người khác mà giả vờ không cần là những người khổ sở nhất thế giới”.
“Nhưng tôi không muốn bị tổn thương…….”
Nghe hay ho quá phải không? “Tôi không muốn bị tổn thương. Tôi không muốn quá gần gũi ai đó vì họ sẽ bỏ tôi đi, hoạc khi họ chết đi rồi tôi sẽ choáng váng”. Dĩ nhiên là bạn sẽ choáng váng, nhưng như thế tốt hơn nhiều vì bạn biết: “Tôi đã làm hết sức mình”. Thà yêu thương và mất mát còn hơn không được yêu thương.
Thu hút người khác
Một gã than thở với bạn: “Lúc nào tôi cũng gặp tai họa và người ta cứ liên tục làm tôi thật vọng! Tại sao vậy?”
Bạn anh ta nghĩ một lúc rồi nói: “Ừm, tôi cho là chỉ tại anh là loại người hay gặp những phiền toái như thế!”.
Ai trong chúng ta đều có biết những người lúc nào cũng gặp chuyện xui xẻo. Nhưng có người lúc nào cũng được bạn bè ủng hộ – được mọi người tôn trọng.
Tại sao có người được đối xử tốt, có người lại không? Có hai khả năng chính:
a) Tất cả đều do may mắn hoặc
b) Chính chúng ta là nguyên nhân những điều xảy ra cho mình – và nếu chúng ta vẫn cư xử theo cách cũ thì sẽ bị đối xử tương tự.
Tôi để ý là những người thành công (và những người thất bại), đều liên quan tới cái gì khác chứ không phải chỉ may rủi. Hãy nghiên cứu khả năng “b”.
Làm cách nào mà tôi lại là nguyên nhân của những cái xảy ra cho tôi?
Những nhà tâm lý cho rằng lúc chúng ta 5 tuổi, phần lớn tính cách chúng ta đã được hình thành. Ngay lúc đó chúng ta đã phát triển một số niềm tin về bản thân chúng ta và thế giới xung quanh, chẳng hạn “Mình dễ thương”, “Mình hư hỏng”, “Mình gây ra rắc rối”, “Mình nhanh nhẹn”, “Người khác thích mình khi mình thông minh”, “Bạn không thể tin tôi”, “Người ta sẽ ăn chặn của bạn”.
Một số niềm tin này được chúng ta giữ lại một cách có ý thức, và những cái khác thấm sâu vào thế giới tiềm thức của chúng ta. Khi đã hình thành những niềm tin này, chúng chi phối chúng ta, và Chúng ta dành cả đời mình để chứng minh điều chúng ta tin là đúng. Đôi khi ta cố làm cho đời mình thành bỏ đi nhưng ít nhất chúng ta đã chứng minh được là mình đúng!
Hãy xem một số ví dụ dưới đây để thấy được làm sao mà chúng ta có thể sống cuộc đời mình chỉ để phù hợp với niềm tin của chúng ta.
Mary
Mary không hài lòng với bản thân mình. Cô luôn cho rằng người khác thấy rõ hình ảnh không tốt của bản thân cô và vì vậy luôn đối xử với cô chẳng ra gì. Fred xuất hiện và rất yêu thương cô. Cô cảm thấy không thoải mái. Cô nghĩ: “Anh ta khá thân thiện nhưng thật là là sao anh ta lại đối xử tốt với mình thế”. Cô lý luận: “Nếu anh ta thích mình, mình đoán là anh chàng có cái gì không ổn. Mình nên tránh xa anh ta ra?” Fred thấy được là Mary không thích mình và ra đi. Mary than thở: “Đâu hết rồi những người dễ thương trong đời tôi?”
Rồi anh chàng Ted vũ phu xuất hiện. hắn là một tên hung tơn. Ted phù hợp với niềm tin của Mary cho rằng: “đàn ông được quyền hành hạ phụ nữ”. Anh ta đánh đập cô vì thế cô cho là anh ta bình thường. Cô bằng lòng với Ted, tên vũ phu. Cô sống thật bất hạnh và lúc đó cô có thể nói với tất cả bạn bè của mình: “Đàn ông thật khốn nạn, tôi có thể chứng minh được. Hãy nhìn Ted thì biết!”
Louise
Louise trưởng thành trong một môi trường đầy sự quan tâm và yêu thương. Gia đình và bạn bè cô đều dễ thương. Cô rất hài lòng về bản thân mình. Thật ra, cô cũng gặp người hiếu chiến và thô lỗ, với họ cô cảm thấy rất khó chịu và tìm người khác để kết bạn. Khi gặp một anh chàng cư xử đốn mạt, cô tự nhủ: “Gã này có vấn đề. Mình biết có nhiều người đối xử tốt với mình tốt hơn gã này, mình sẽ làm bạn với những người đó”. Louise luôn cố công chứng minh niềm tin của cô, rằng “mình luôn có thể tìm được người dễ thương để chơi”.
Louise “để” anh chàng đốn mạt đó cho Mary.
Martin
Martin trưởng thành một cách khá độc lập. Cha mẹ anh ta không hỗ trợ nhiều cho anh ta lắm và anh phải tự mình học cách để tự làm mọi việc. Ai cũng nghĩ: “Martin thật độc lập – anh ta không cần ai giúp mình”. Martin nhìn quanh và nghĩ: “Chẳng ai giúp mình – mình muốn làm việc gì cũng phải tự làm nấy”.
Martin khởi sự một cơ sở kinh doanh. Anh ta thuê những người chẳng làm được gì cho anh ta vì anh ta tin rằng “người bất tài là chuyện thường”. Khi ngẫu nhiên mướn được người nhiệt tình và giúp ích nhiều, anh ta luôn xung đột với họ. Anh ta cảm thấy họ gây áp lực cho anh ta và họ thì cảm thấy anh ta cứ “giành hết việc của họ”. Nhân viên giỏi thì bỏ đi còn những người vô tích sự thì ở lại. Martin lại tiếp tục làm hết mọi việc cho người khác.
Rồi Millie kém cỏi xuất hiện. Cô ta yêu anh chàng Martin giỏi giang chăm làm. Họ thật hợp với nhau – cô ngưỡng mộ anh còn anh làm mọi việc cho cô, lại còn ghét cô vì điều đó. Hãy hỏi Martin về con người, anh ta sẽ nói ngay: “Người ta thật vô dụng. Tôi luôn biết là quanh tôi lúc nào cũng toàn người vô dụng”.
John
Hãy nhìn vào John, anh ta liên tục gặp phiền toái.
John là người hàng xóm của tôi và cách đây vài năm, chúng tôi cùng đi uống rượu. Chúng tôi ngồi ở quán rượu được 20 phút, rồi tôi chợt nhận thấy có một cuộc ẩu đả ở góc quán. Một gã đang bị bóp họng, đó chính là John.
Tôi đến và lịch sự yêu cầu anh chàng đang bóp cổ John thả anh ta ra. Cuối cùng anh kia cũng đồng ý và tôi và John bỏ sang quán khác. Chúng tôi đến quán thứ 2 và tôi vào phòng vệ sinh. Khi quay trở lại, tôi thấy một đám đông bao quanh, và đấm túi bụi vào một anh chàng nào đó. Lại là John.
Khi tôi lôi anh ta ra khỏi xe, anh ta còn đòi kể cho tôi nghe về một quán rượu rất tuyệt mà anh ta cho là chúng tôi nên đi. Anh ta giải thích cho tôi về vụ đánh lộn. Anh ta nói: “Người ta cứ chực đánh tôi, vì thế tôi phải đánh họ trước”.
John cứ cho là ai cũng muốn đánh nhau. Vì tin như thế nên anh ta để ý đến những người nóng nảy. Anh làm việc ở chỗ ai cũng muốn đánh anh, và anh vào những quán nơi anh dễ bị đánh – lại đúng cho niềm tin của anh. Đau lắm nhưng John muốn chứng minh hệ thống niềm tin của đời mình.
Bạn nói: “Sao Martin không chứng minh những gì cô tin là không đúng để rồi cô sẽ sống hạnh phúc sau đó?” “Sao John không thay đổi suy nghĩ của mình để không bị ai đập bể mũi anh ta nữa?” “Martin nên học cách tin rằng mọi người sẽ giúp đỡ mình”. Có thể họ sẽ thay đổi nhưng niềm tin là tài sản quý giá. Hàng thế kỷ qua con người phải chịu đựng và chết vì điều mình tin. Thậm chí nhiều người trong chúng ta vẫn đang làm thế.
Ai trong chúng ta cũng đều nói: “tôi biết tôi đúng“, nhưng chúng ta có thể không nhìn thấy điều gì đang xảy ra. Nhiều người thích được công nhận là mình đúng hơn là mình hạnh phúc.
Mỗi chúng ta cần tự hỏi: “Tôi tin gì trong cuộc đời, trong quan hệ, con người và điều này có quyết định những gì tôi gặt hái được không?”
Vậy còn những tình huống bạn không thể kiểm soát được thì sao?
Chúng ta có thể kiểm soát được đời mình nhiều hơn ta tưởng. Trí óc ta giống như một thỏi nam châm, và tùy thuộc vào suy nghĩ của chúng ta mà chúng ta ta hút về phía mình những người nào đó trong cuộc đời ta.
Hãy suy nghĩ về điều này. Bạn có bao giờ dành cả buổi sáng nghĩ đến một người bạn và thình lình gặp anh ta trên đường phố ngay chiều hôm đó? Hay bạn không muốn gặp ai đó – một người bạn gái cũ hay mẹ bạn thì lại gặp họ trong một hoàn cảnh không ngờ được và khó xử nhất? Bạn có bao giờ gặp một người thầy giáo, ông chủ hay một người vợ tương lai và sau này bạn nghĩ là “Thật không ngờ mình lại gặp anh ấy (cô ấy), nhưng thật tuyệt. Chắc là đã có sự sắp đặt nào đó?” Hoặc sau khi vượt qua được một thời kỳ suy sụp, bạn bỗng gặp được nhiều người bạn tuyệt vời, hết sức nhiệt tình, và bạn tự nhủ: “Mình đang sẵn sàng gặp những người này thì họ xuất hiện ngay?”
Bằng suy nghĩ chúng ta “kéo” người khác về phía mình. Nếu bạn tin rằng ai đó cũng gây phiền toái cho bạn thì bạn sẽ gặp những người đó trên đường phố, trong công viên, trên điện thoại hay máy bay. Nếu bạn tin là người khác thân thiện, tốt bụng thì bạn sẽ thấy họ xuất hiện.
Trong trường hợp của Mary, cô ta chỉ thích sống với những người như Ted trên đời, cô ta có một cái ra-đa bên trong luôn tìm đúng loại người này. Nếu có một anh Ted trong một bữa tiệc thì cô sẽ phát hiện ngay. Tương tự Louise sẽ tìm thấy loại người cô muốn tránh, Martin thì sẽ gặp loại người như anh ta ghét và John sẽ biết đi đâu thì được ăn đấm.
Ý nghĩa của tất cả những chuyện này là gì?
Cuộc sống là một kinh nghiệm học hỏi, và một trong các bài học là quan hệ. Vũ trụ sẽ cho ta một bài ta cần học, nếu chúng ta không chịu nhớ thì chúng ta phải học đi học lại. Đôi khi chúng ta học lại chính bài học đó với chính những người nào đó, hoặc người thì mới nhưng vấn đề thì cũ rích.
Ví dụ, Martin phải học cách dựa vào người khác. Nếu anh ta học được thì bằng cách tôn trọng và quản lý tốt người khác, cuối cùng anh ta sẽ không phải làm việc đến chết nữa. Nếu anh ta không thay đổi thái độ và niềm tin của mình, anh ta sẽ tạo ra tình huống mà anh ta phải làm hết mọi việc cả đời. (Và chứng minh được là anh ta đã suy nghĩ đúng).
Tương tự, Mary và John có thể chọn bị nhốt mãi trong khuôn mẫu của mình, hoặc chọn để thay đổi thái độ và kinh nghiệm sống.
ĐÚC KẾT: Khi một hệ thống niềm tin giam hãm bạn thì bạn sẽ liên tục tạo ra những cơ hội cho chính mình học hỏi về nó. Một khi bạn phá vỡ nó thì bạn không phải học mãi một bài học và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.
THÔI KHÔNG LỪA NGƯỜI KHÁC
Những người dễ kết bạn không mất thời gian trách móc người khác.
Nếu tôi rủ bạn đi ăn tối và cứ luôn mồm trách cứ gia đình tôi, ông chủ tôi, hàng xóm và bạn bè về cuộc sống chán nản của tôi, bạn có nín thở khi được tôi mời lần tới không?
Nếu bạn quyết định đi với tôi, bạn sẽ mong được vui vẻ và thoải mái hơn – nghĩa là cảm thấy dễ chịu.
Không đổ lỗi cũng có nghĩa là biết chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta. Chúng ta nói: “Tôi bị suy sụp”, “Tôi không làm gì cả trong chuyện đó”. Sự thật không phải là chúng ta không thể làm mà là đã không làm.
Nếu chúng ta thực với bản thân thì chúng ta luôn có quyền chọn nơi để đi, chọn bạn để giao du và chọn nên nói, nên làm điều gì. Chúng ta được lựa chọn mọi cái trong cuộc sống: công ty, công việc, bạn đời, suy nghĩ….
Chừng nào chúng ta xác nhận rằng mình có quyền chọn lựa và chúng ta phải chịu trách nhiệm thì chúng ta càng sớm sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Tôi biết một giáo sư đại học cho là mình rất thông minh. Ông ta làm việc 70 giờ một tuần nhưng lại chẳng thích công việc của mình chút nào. Ông ta nói với tôi: “Tôi không thích làm công việc này nhưng lại bị dính vào cái xó nay – tôi biết phải làm gì?”
Ông ta có thể làm gì? Làm cái gì đó đối với chuyện này hay bất kỳ điều gì khác! Ông ta chỉ có một cuộc đời. Ông ta đã 50 tuổi và là một học giả hàng đầu, nhưng lại không biết làm cách nào để được làm điều ông thích làm. Như thế đâu phải là thông minh lắm phải không? Ông ta giả vờ là mình không có sự chọn lựa và vì thế không chịu sự thay đổi thái độ và công việc của mình.
Chính bạn quyết định cảm xúc của bạn
Một trong những cách đối xử hiệu quả với người khác là đừng để họ làm bạn xuống tinh thần. Đau khổ có thể lây lan. Đôi khi người khác cứ cho là bạn phải chán nản.
Nhà tôi vừa bị mất trộm. Kẻ trộm lấy mất một đầu video, hai trăm đô la và một cái xách cũ. Sau khi nhận ra là mình bị mất trộm và hơi bực, tôi quyết định là không có gã trộm nào có thể làm hỏng ngày hôm đó của tôi. Việc xảy ra cũng hơi khó chịu nhưng nó giúp cho nhận thức của tôi. Suy nghĩ kỹ lại, tôi thậm chí còn được giải thoát khi mất cái xách.
Hãy đoán xem chuyện quan trọng hơn là chuyện gì? Những người khác muốn tôi chán nản. Jim bạn tôi biết được và cứ cho tôi phải rất buồn phiền. Jim thấy thương hại cho tôi và tôi không thể bắt người ta tin rằng tôi đang cố buộc họ phải im lặng.
Tôi nói: “Jim à, anh nghe chúng tôi vừa bị mất trộm, và anh cũng biết là tôi muốn quên đi chuyện này càng sớm càng tốt. Vì thế xin cảm ơn anh đã quan tâm và hãy để cho tôi kể cho anh nghe một chuyện thú vị hơn…” (Trước đó Jim còn “giúp” tôi bằng cách báo cho nhiều người biết và họ xịu mặt xuống vây quanh lấy tôi… “Chúng tôi nghe là anh bị mất trộm. Chắc anh buồn lắm…”.)
Thường thì họ có ý tốt nhưng lại làm cho bạn cảm thấy buồn khổ hơn. Có khi nào bạn đang làm việc hoặc chơi thể thao hay đang dạy cho ai đó thì một người khác đến và nói: “Chà, chắc là anh mệt lắm!” Bạn không bao giờ nghĩ mình mệt cho đến khi người khác nhắc bạn nhớ.
Tương tự chúng ta cần tránh những lời khuyên để không bị thất vọng. Anh trai của bạn quên ngày sinh nhật của bạn. Một người khác bảo bạn: “Chắc là bạn buồn lắm!” Bạn phải quyết định cảm xúc của mình chứ. Có thể là năm nào anh ấy cũng quên và như thế chẳng có gì là quan trọng.
Hãy nói cho người khác điều bạn cần
Một cách để không đổ lỗi cho người khác là nói cho họ biết bạn muốn gì.
Brad mời Wendy đi nhảy. Mới bắt đầu đi thì Wendy đổi ý, cô quay sang Brad và nói: “Em không muốn đi nhảy, em muốn đi xem phim”.
Brad: “Nhưng em rủ đi nhảy mà!”
Wendy: “Đó là bởi vì em nghĩ anh có thể thích đi nhảy. Em thì thích xem phim”.
Brad: “Nhưng anh chưa bao giờ nghe em nói đến phim”.
Wendy: “Vậy thì có hề gì?”
Brad: “Tại sao em không nói trước với anh là em thích đi xem phim?”
Wendy: “Đáng lẽ anh phải hỏi em.”
Chúng ta có quyền nói chuyện rõ ràng – “Tôi muốn thế này”, – và đừng đổ lỗi cho người khác nếu chúng ta không vui.
Trong những quan hệ lành mạnh, hai bên sẽ bày tỏ mong muốn và yêu cầu của họ “Tôi thích cái này”, “Xin giúp em việc này”, “Anh muốn em lắng nghe kỹ chuyện này”.
Tương tự, chúng ta cũng thích nhất những người không đổ lỗi cho người khác. Vì thế đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác – vì bạn bè chúng ta không thích điều này.
“Thế giới còn nợ tôi”
Một nguyên nhân của việc trách cứ người khác là suy nghĩ “thế giới còn nợ tôi”. Nó thể hiện trong những câu nói như: “Tại sao người ta không thích tôi”, “Tại sao người ta không phát hiện được tài năng của tôi”, và “Sao cuộc sống lại khó khăn thế này – ai đó làm cái gì đi chứ!”
Tốt nhất nên bỏ cái suy nghĩ rằng thế giới còn nợ nần chúng ta. Đời là một siêu thị lớn, mà bạn là một trong hàng tỉ món hàng trong đó. Thử thách của bạn là làm cho người khác thấy giá trị của bạn. Đó là khả năng hòa đồng, giúp đỡ cho người khác… Nếu bạn có được những giá trị này, bạn bè và những ông chủ sẽ tìm đến bạn. Nếu bạn là của nợ thì sẽ mãi mãi cô độc.
Được sống trên hành tinh này là một đaca an. Nếu bạn muốn tận hưởng những điều dễ thương của cuộc đời thì bạ phải biết cách để thể hiện những giá trị của bạn với người khác.
Đổ lỗi cho người khác thường là cái cớ để bạn không hành động và không hành động thì chẳng giúp gì được cho ai.
Không quan trọng là bạn có thể đổ lỗi hay trách cứ bao nhiêu người: con bạn, chồng bạn, học vấn của bạn, ba mẹ bạn, hàng xóm của bạn hay chính phủ, thời tiết… – nếu bạn cứ khổ sở thì chẳng ai rảnh mãi mà an ủi bạn cả. Những lý do rốt cuộc thường không phải là sự an ủi. Điều cốt yếu là bạn có muốn đến không.
ĐÚC KẾT: Những người hạnh phúc và thành công sẽ đặt được điều họ muốn dù cho có khó khăn gì. Không phải mọi chuyện đều dễ dàng đối với họ. “Những người hay đổ lỗi” thường tập trung nhiều hơn vào khó khăn, còn “Những người hạnh phúc và thành công”thì chú tâm nhiều hơn đến giải pháp. Hãy tự hỏi chính mình:
a) “Tôi muốn gì?” và
b) “Mình nên hàng động như thế nào để đạt được điều đó?”
Những người cứ luôn miệng bảo bạn, “Chắc là anh buồn lắm”, “Thời nay thật khó khăn”, “Cuộc sống thật vô nghĩa”, “Làm việc là đọa đày”… Hãy tự nói với mình rằng “Đó là thực tế của họ và tôi tôn trọng nó. Tôi có thể tiếp chuyện với họ về điều đó – nhưng tôi không muốn vậy. Tôi có quyền lựa chọn cảm xúc của mình”.
THƯỞNG PHẠT CHO LÒNG TRUNG THỰC
Mary có vấn đề. Cô nói với bạn: “Harry muốn mời tôi đi chơi. Anh ta rất dễ thương nhưng chúng tôi có ít điểm giống nhau. Tôi không muốn đi. Tôi nên nói gì với anh ta?” Mary và bạn của cô khổ sở tìm xem cô nên nói gì.
Điều đó thật sự không có gì phức tạp. Mary nên nói là: “Hary, anh thật dễ thương nhưng chúng ta ít điểm giống nhau. Tôi không muốn đi.” Không đơn giản sao? Tại sao lại phải làm cho cuộc đời phức tạp thêm nhỉ?
Một cách khác: “Harry, tôi không biết nên nói gì với anh về việc này. Anh biết đó, tôi nghĩ là anh rất dễ thương nhưng tôi chưa muốn hẹn hò…”
Trung thực thì mọi việc sẽ đơn giản làm sao! Không phải là nhiều người sẽ yêu thương bạn hơn nếu bạn không nói dối nhưng tỏ ra trung thực một cách khéo léo luôn là giải pháp dễ nhất.
Giả sử ông chủ của bạn yêu cầu bạn gởi vài lá thư quan trọng. Thay vì gởi đi thì bạn vô tình quẳng nó mất tiêu cùng với mớ giấy lộn. Bạn có thể giải thích lòng vòng và đưa ra đủ các cớ khác nhau, nhưng mọi việc sẽ phức tạp hơn. Dễ nhất bạn nên nói: “Thưa ông, tôi quả là một tên ngốc. Thật không hay tý nào khi nói với ông điều này nhưng tôi đã làm mất lá thư đó!”
Khi bạn trung thực với mọi người thì:
– Họ đánh giá bạn cao hơn.
– Họ tin tưởng bạn
– Họ biết bạn đang đứng ở đâu
– Bạn có thể có nhiều hơn cái bạn muốn
Gần đây có một vài anh chàng đến gặp tôi. Anh ta lòng vòng trong vài tiếng, hỏi tôi những câu đại loại như: “Ông đang làm gì vậy?” “Ông có bận rộn không?” “Công việc kinh doanh thế nào?” Tôi đoán là anh ta chỉ đến thăm xã giao. Mấy ngày sau, tôi được biết là anh ta bị mất việc và muốn làm việc ở chỗ tôi.
Nếu anh ta nói với tôi: “Tôi bị mất việc và muốn xin chỗ làm”, có thể tôi đã giúp anh ta. Có lạ không? Anh ta không nói cho tôi biết là anh ta muốn xin làm việc trong khi anh ta không có tiền trả tiền nhà.
Nếu bạn muốn nói điều gì thì hãy nói ra. “Tôi muốn mượn 100 đô la”, “Tôi muốn anh thôi không làm phiền tôi nữa”. Nếu bạn muốn hẹn hò với ai thì nói với người đó. Chẳng hạn “Em là người tuyệt vời nhất trong bữa tiệc này. Anh muốn mời em đi chơi. Em nghĩ sao?” Trẻ con thường có cái chúng cần bởi vì chúng hỏi xin ngay. Đây là điều dễ thương ở trẻ con. Khi bạn trung thực như trẻ con thì mọi người cũng nghĩ bạn dễ thương.
Tương tự, nếu bạn không biết cái gì thì hãy nói là bạn không biết. Thật là cáu tiết khi ông thầy, người đồng nghiệp hay bố mẹ, những chuyên gia cứ luôn giả vờ là cái gì mình cũng biết. Người ta rất tôn trọng những người biết nói “Tôi không biết”.
ĐÚC KẾT: Hãy khôn khéo và hãy nói ra sự thật. Trung thực với ai đó là tôn trọng họ và tự trọng bản thân – và như thế cũng chẳng khó lắm đâu!
BIỂU LỘ SỰ GIẬN DỮ
Bạn giận dữ là điều tự nhiên. Thật không may là hầu hết chúng ta đều được cha mẹ, thầy giáo dạy cho là phải xử lý cơn giận và khi ai đó la lên hay giận dữ là họ thường trở nên bối rối và lúng túng.
Đa số chúng ta đều cho rằng: “Không nên giận dữ, không nên biểu lộ nỗi bất bình của bạn”. Khi trưởng thành, chúng ta học được cách không giận dữ với người khác nữa. Thay vì thế, chúng ta còn trừng phạt mình vì điều này.
VÍ DỤ – Bạn và tôi đi chơi với nhau. Bạn nói chuyện liên hồi và tôi thì không thể chen vào câu chuyện được. Tôi bực bội và giận dữ rằng tại sao bạn không ngậm miệng lấy một phút.
Tôi nói với bạn là: “Tôi giận anh vì…” Có lẽ nói như vậy thật không hay, vì thế tôi dành cả buổi tối chê bai bạn, áo quần bạn, công việc của bạn, bạn bè của bạn, và tôi tìm mọi cách làm cho buổi tối của chúng ta hỏng bét.
VÍ DỤ – Bạn có vẻ chẳng quan tâm gì đến việc tôi làm. Bất cứ lúc nào tôi nói về sở thích hay kế hoạch của tôi thì bạn đổi đề tài khác. Tôi biết là người dễ thương thì không nổi cáu vì thế tôi rất chán, có thể trong một tuần, thậm chí một, hai năm…
Cùng với cảm giác chán nản của tôi là bệnh đau đầu, đau bao tử, v.v.. Vì thế tôi bệnh nhưng ít nhất tôi không nổi giận.
VÍ DỤ – tôi rất buồn vì nhiều chuyện và nhiều người trong cuộc đời tôi. Nhưng tôi không muốn giận dữ với họ vì họ sẽ không thích tôi. Vì thế tôi phải nuốt nỗi giận vào trong. Tôi không thể bộc lộ ra ngoài nên tôi phải tự phạt mình.
Tôi đã đơn giản hóa những ví dụ trên nhưng đó là đại diện cho những mẫu quen thuộc nhất. Có thể là khó bộc lộ cơn giận và nó sẽ làm cho người khác bực bội tạm thời, nhưng khi chúng ta biểu hiện nó ra, sẽ có cơ hội để giải quyết vấn đề hơn. Đè nến và bất bình chỉ gây thêm vấn đề khác.
Làm sao tôi bộc lộ cơn giận của tôi
Nên hiểu là không ai thích cơn giận dữ nhưng bạn đang giận vì lợi ích của tất cả những người khác. Tương tự:
– Hãy chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình. Hãy nói: “Tôi cảm thấy rất giận về…” hơn là nói “Mày ngu quá!”
– Nếu cần thì đợi một vài phút (hay vài giờ) cho nguôi giận rồi nói cho minh bạch
– Hãy phản ứng tích cực với người bạn giận, chẳng hạn: “Em cảm ơn anh đã đến đón em và em biết là anh rất khó chịu khi phải đến trễ hai tiếng đồng hồ. Em rất giận. Em không phê bình anh. Em chỉ muốn anh biết cảm xúc của em:”
Trước khi xử lý đề tài giận dữ, suy nghĩ phải nên đè nén hay bộc lộ, có hai khía cạnh mà cái thứ nhất tôi đã đề cập ở trên. Tôi muốn bàn sâu hơn khía cạnh này trước khi sang khía cạnh thứ 2.
Thứ nhất là chọn lựa để giận dữ một cách tỉnh táo bằng cách này, bạn có được một biện pháp kiểm soát có ý nghĩa. Nói cách khác bạn giận dữ rất giận dữ nhưng: Bạn hoàn toàn kiểm soát xúc cảm của mình.
Đó là một cách thông minh để thoát khỏi môi trường nóng giận để bước sang một giai đoạn bình tĩnh. Có thể chỉ cần đi dạo một vòng. Nhưng dù có đi đâu cũng nên phát biểu cho được quan điểm của mình. Bạn không định đứng ngoài cuộc. Bạn chỉ nhượng bộ để kiểm soát tình hình
Lúc này cũng là lúc quan trọng, bạn phải nhận ra rằng bạn không phải là súng đạn, chỉ nghỉ ngơi lấy sức và đâm đàu vào trận chiến. Thật ra, bạn chỉ đang có giải quyết mẫu thuẫn chứ không phải đi tìm chiến thắng.
Bộc lộ nỗi giận dữ là hợp lý, miễn là bạn luôn tỉnh táo.
Một điểm khác tôi muốn bàn về việc bộc lộ cơn giận là không được đi lạc khỏi nguồn gốc gây ra cơn giận, nghĩa là bạn không quàng nguyên nhân vào và phải tỏ ra nghiêm túc với xúc cảm của mình.
Một lần nũa, bạn muốn giải quyết sự việc chứ không phải lập thành tích. Không được nhắc lại chuyện cũ đã dứt điểm hay xếp xó cách đó lâu rồi.
Cũng nên tránh lôi người khác vào cuộc dù họ có vẻ liên quan. Cách này là phương tiện tệ hại để ghi điểm. Nó sẽ làm cho vấn đề xấu hơn, làm cho bạn khó tìm được giải pháp và quan hệ sẽ dễ rạn nứt hơn.
ĐÚC KẾT: Khi bạn giận dữ, người khác không thích nhưng rồi họ sẽ vượt qua nhanh chóng và hai bên sẽ hiểu nhau hơn. Nếu bạn không hề giận tức là bạn trừng phạt chính mình – vấn đề không được giải quyết và tác hại sẽ lớn hơn.




Share this

Có thể bạn quan tâm

Bài Sau
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

1 nhận xét:

Write nhận xét
Anonymous
January 28, 2022 at 2:30 PM delete

Is it safe to play in the Coin Casino? - CasinoWow
The 제왕 카지노 coin casino is very well known as a gambling hall in Curacao. It is one 인카지노 of the oldest and most trusted gambling halls in the world. The casino 바카라 사이트

Reply
avatar